Cửa Sổ Phòng Ngủ Và Những Lưu Ý Khi Lắp Đặt, Thiết Kế

Nhắc đến cửa sổ phòng ngủ là phải nhắc đến tiêu chí: Lưu thông gió và an toàn. Bạn sẽ không thể nào bật máy lạnh xuyên suốt để căn phòng có thể mát lạnh được. Và bạn cũng không thể nào mở hết cửa khi đi ngủ để không gian có thể mát mẻ được. Vì vậy việc lắp các cửa sổ phòng ngủ như thế nào để thông gió, thoáng mát, an toàn mà vẫn đón nhận nhiều ánh sáng là mối lưu tâm của nhiều người. Và tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này, mời mọi người cùng đón xem.

Cửa sổ phòng ngủ
Cửa sổ phòng ngủ

Những lưu ý khi lắp đặt, thiết kế cửa sổ phòng ngủ

Khi lắp đặt và thiết kế cửa sổ phòng ngủ bạn nên lưu ý về khả năng an toàn chống trộm làm ưu tiên hàng đầu. Bởi đã xảy ra nhiều “vấn đề” ở vị trí hầu như ai cũng quên đi này. Chúng ta phải lắp đặt cửa sổ phòng ngủ sao cho căn phòng vẫn thoáng mà vẫn đảm bảo. Chứ không phải là kín mít bịt bùng để rồi có tai nạn từ bên trong nhưng chúng ta lại không có hướng thoát hiểm tiềm năng nào cả.

Đảm bảo khả năng đón gió

Cửa sổ đảm nhận khả năng điều hòa và lưu thông gió trong phòng. Vì vậy bạn không nên bỏ qua khả năng lưu gió cho phòng ngủ của mình. Thế nhưng lưu thông gió phù hợp để căn phòng luôn tươi mát chứ không nên lạm dụng cửa sổ quá lớn. Sẽ khiến ánh sáng chiếu vào căn phòng rất nhiều cũng như gió to gây đồ đạc trong nhà có thể rơi vỡ bất kì nơi đâu. Vì vậy bạn nên thiết kế cửa sổ phòng ngủ sao cho phù hợp với diện tích và nhu cầu lưu thông gió sao cho vừa phải 1 chút.

Những lưu ý khi thiết kế cửa sổ phòng ngủ
Những lưu ý khi thiết kế cửa sổ phòng ngủ

Phù hợp với kiến trúc căn nhà

Cửa sổ là 1 phần của kiến trúc cả 1 ngôi nhà vì vậy bạn nên đảm bảo chúng là 1 thể thống nhất. Không nên tùy biến cửa sổ khác kiểu cách, màu quá nổi trội,… so với tổng thể căn nhà. Cho dù là nhà cổ điển hay nhà hiện đại, bạn cũng nên tuân theo quy tắc để đảm bảo có 1 cái nhìn tốt nhất từ nhiều phía khác nhau.

Xác định hướng mặt trời

Như Namwindows đã nói trên, lựa chọn cửa sổ phòng ngủ ngoài đẹp, lưu thông gió còn phải đảm bảo an toàn và đón nhận ánh sáng tốt. Chúng ta không thể thích mẫu cửa sổ to lớn để đón nhiều ánh sáng và “rộng sang” được. Bởi sau khi lắp xong bạn sẽ suy nghĩ lại rằng:”Có quá nhiều ánh sáng chói chang trong căn phòng này” hoặc thậm chí”Cửa sổ quá lớn khiến mất tính riêng tư và luôn có cảm giác lo sợ trộm cắp đột nhập vào nhà”… Vì vậy tùy vào chức năng của mỗi căn phòng mà bạn nên lắp đặt, thiết kế cửa sổ phòng ngủ sao cho phù hợp. Và cũng đừng quên: Cửa sổ không phải lúc nào cũng lấy sáng mà chúng còn phải đảm bảo để chắn nắng cho ngôi nhả của mình.

Sẵn đây, Namwindows xin bật mí thêm vài kiểu cửa sổ mà bạn cũng nên tham khảo để lắp cho phòng ngủ của mình:

  • Cửa sổ lấy sáng cho phòng ngủ: Là loại cửa sổ nhôm kính sử dụng kính trơn trong suốt. Đặc điểm: Mở rộng tầm nhìn, bền chắc và rất đẹp sang. Bạn cũng có thể trang bị rèm trong kính hộp hoặc các loại vải rèm để điều chỉnh lượng nắng, ánh sáng vào căn phòng cho phù hợp.
  • Cửa sổ ngăn sáng cho phòng ngủ: Nên chọn các loại cửa pano hoặc cửa chớp (lá sách để vừa che nắng vừa thông gió). Hoặc bạn cũng có thể chọn các loại kính mờ, kính hoa văn để giảm bớt độ chói sáng vào phòng ngủ.

Những thiết kế cửa sổ phòng ngủ đẹp và phổ biến

Cửa sổ mở hất

Cửa sổ mở hất là 1 trong những dòng sản phẩm được nhiều khách hàng yêu thích và sử dụng. Bởi chúng sở hữu tính năng ưu việt có thể: Mở cửa đó nhận ánh sáng lẫn thông gió tự nhiên ngay cả khi thời tiết ẩm ướt có mưa mà vẫn đảm bảo cửa được mở với 1 góc độ không bị nước mưa bắn hoặc hất vào trong nhà. Đồng thời, khi đóng mở cửa sổ mở hất cũng không chiếm quá nhiều diện tích, không gian sử dụng của căn phòng.

Cửa sổ mở hất
Cửa sổ mở hất rất thích hợp cho phòng ngủ đẹp bởi chúng dễ thông thoáng. Kín khít và rất chắc chắn ngay cả khi mưa giõ, bão bùng ở bên ngoài.

Cửa sổ lùa

Thiết kế cửa sổ lùa cho phòng ngủ rất thích hợp với các không gian hẹp. Và không có nhiều không gian, diện tích để mở cửa như mở quay. Thường hệ cửa sổ phòng ngủ tiết kiệm diện tích này rất được sử dụng nhiều tại nhà ở dân dụng, cao tầng và chung cư. Bởi ưu thế ở trên tầng cao, lắp đặt cửa sổ phòng ngủ mở lùa sẽ không phải lo cửa bị gió đậy gây hỏng hóc hay bể kính gây nguy hiểm đến người dùng. Là sản phẩm để đón độ thoáng tiện ích mà không tốn quá nhiều không gian sử dụng.

Cửa sổ mở trượt
Cửa sổ lùa phòng ngủ được bằng bộ khung và ray cửa nên sử dụng cửa sổ lùa rất an toàn trong mùa mưa bão và ở trên cao gió giật mạnh.

Cửa sổ mở quay

Đã quá quen thuộc với mọi người, ai ai cũng có thể trang bị và sử dụng dễ dàng với thiết kế cửa sổ mở quay. Thao tác đóng mở cửa dễ dàng, tuy là dòng có kiểu dáng truyền thống nhưng vẫn đẹp và sang trọng. Phù hợp với các công trình: Nhà ở dân dụng, biệt thự, resort,… Thế nhưng lại khá kén với các công trình trên cao bởi gió có thể giật mạnh khiến cửa sổ đóng ầm ầm. Vì vậy thiết kế cửa sổ mở quay chỉ nên phù hợp với nhà mặt đất và có không gian đóng mở cửa.

Cứa sổ mở quay
Cửa sổ mở quay cho phòng ngủ dễ dàng thông gió, đón gió tốt hơn các loại cửa sổ còn lại. Thế nhưng quý khách hàng vẫn nên chia đố hoặc sử dụng nan trang trí, khung bảo vệ để cửa sổ phòng ngủ an toàn, kín đáo hơn.

Lắp đặt, thi công cửa sổ phòng ngủ đẹp

Nếu bạn đang có nhu cầu thi công, lắp đặt cửa sổ phòng ngủ đẹp. Đừng tìm kiếm đâu xa bởi chúng tôi – Namwindows chuyên cung cấp tổng thể nhà cửa (cửa đi, cửa sổ) đẹp và sang nhất khu vực. Đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về giá thành cũng như chất lượng sản phẩm. Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cùng đội ngũ nhân viên lành nghề. Máy móc sản xuất hiện đại và sở hữu các kĩ thuật sản xuất cửa nhôm tiên tiến. Chắn chắn chúng tôi cung cấp đầy đủ cửa nhựa uPVC, cửa nhôm kính, cửa nhựa giả gỗ tốt nhất khu vực. Liên hệ ngay đến Hotline 0933.626.060 để được chúng tôi tư vẫn chi tiết và kĩ càng hơn.

Nguồn bài viết: Cửa Sổ Phòng Ngủ Và Những Lưu Ý Khi Lắp Đặt, Thiết Kế



source https://cuanhuanamwindows.com/cua-so-phong-ngu-va-nhung-luu-y-khi-lap-dat-thiet-ke.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm Linh Khi Đánh Bài: Những Điều Kiêng Kỵ Và Cách Giải Xui Hiệu Quả

Kính Phun Cát Mờ Là Gì? Nên Lắp Kính Mờ Ở Những Vị Trí Nào?

3 Tiêu Chí Mua Kệ Siêu Thị Chất Lượng Có Thể Bạn Chưa Biết